Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Đá Chữ Thập có thể thành tâm điểm "ngửa bài" ở Biển Đông


Tàu khu trục DDG 110 vừa có chuyến tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý sát đá Chữ Thập ở Trường Sa ngày 10/5/2016. Ảnh: Hải quân Mỹ

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, ngày 10/5, tàu khu trục USS William P. Lawrence được trang bị tên lửa dẫn đường đã tiến vào khu vực 12 hải lý gần Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do Trung Quốc chiếm đóng trái phép).

Đây là chuyến tuần tra thứ ba của hải quân Mỹ kể từ tháng 10/2015 trong khuôn khổ hoạt động tự do hàng hải theo thông lệ quốc tế, thể hiện sự phản đối của Washington đối với đòi hỏi chủ quyền vô lý của Bắc Kinh và hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.  Xem thêm tam su tham kin Cùng ngày, Tân Hoa xã cho hay Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đã huy động 2 chiến đấu cơ J-11 và máy bay tuần tra Y-8 đến vùng biển có tàu khu trục USS William P. Lawrence của Hải quân Mỹ đang tuần tra ở Biển Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh còn tăng cường thêm 3 tàu chiến, gồm tàu khu trục “Quảng Châu” lớp 052 B mang tên lửa dẫn đường, tàu hộ vệ tên lửa “Miên Dương” lớp 053H3 và tàu hộ vệ tên lửa “Lâm Phần” lớp 053H1 nhằm "đe dọa và xua đuổi tàu Mỹ”.


Trong 3 chuyến tuần tra áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông của hải quân Mỹ, đây là lần huy động lực lượng đông đảo nhất của quân đội Trung Quốc, khiến cái tên “đá Chữ Thập” càng thu hút sự quan tâm của dư luận.

Trên thực tế, từ 1 tháng trước, sau thông tin về phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long, cái tên “đá Chữ Thập đã trở thành tâm điểm chú ý. Vì vậy, chuyến tuần tra áp sát đá Chữ Thập của tàu khu trục USS William P. Lawrence mang tính đối chọi rất rõ và nhiều chuyên gia quân sự nhận định đá Chữ Thập sẽ trở thành trung tâm hành động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông trong tương lai.

Hiện nay, chiến trường đấu tranh chính giữa Trung Quốc và Mỹ đang chuyển tới khu vực Biển Đông và việc đá Chữ Thập có giống bãi cạn Scarborough (đảo Hoàng Nham/Panatag) trở thành nơi “ngửa bài” trong tranh chấp Biển Đông hay không cũng trở thành tiêu điểm quan tâm mới.
Xem thêm toc tien                                                                            

Bắc Kinh tố máy bay Mỹ áp sát "chống phá Trung Quốc"



Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa cho biết những thông tin được truyền thông Mỹ đăng tải về việc chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay do thám Mỹ trên Biển Đông, nhiều khả năng đang nói về vụ máy bay do thám Mỹ bay tầm gần với mục đích chống phá Trung Quốc. Xem thêm tin bien dong

 
Ảnh minh họa.

Trước đó, trong một tuyên bố ngày 18/5, Lầu Năm Góc cho biết vào hôm 17/5, hai chiến đấu cơ Trung Quốc đã có hành vi chặn “không an toàn” một máy bay do thám quân sự của Mỹ trên Biển Đông trong không phận quốc tế khi chiếc máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra. Trả lời câu hỏi của tờ China Daily, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết “đã biết về vụ việc được truyền thông đưa tin đồng thời cho hay sẽ tập trung đánh giá tình huống.
Xem thêm khả ngân                                                                             

Ấn Độ triển khai dàn tàu chiến "khủng" hoạt động tại Biển Đông

"Để khẳng định tầm hoạt động của mình cũng như thể hiện cam kết đối với chính sách của chính phủ, Hạm đội Phương Đông của Hải quân Ấn Độ, dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc S.V. Bhokare đã chính thức triển khai một số tàu chiến", một thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.

 
Tàu chiến Ấn Độ sẽ có mặt tại Biển Đông để nâng cao quan hệ giữa Ân Độ và các nước trong khu vực.

Các tàu của Ấn Độ sẽ có mặt tại Biển Đông sẽ bao gồm hai tàu khu trục lớp Shivalik lượng giãn nước 6.200 tấn có các loại vũ khí như tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm và tấn công mục tiêu gần bờ. Bên cạnh đó, một tàu chiến lớp Deepak 27.550 tấn, cùng một tàu nhỏ lớp Kora choán nước 1.350 tấn được trang bị các loại tên lửa hiện đại cũng được triển khai.  
Xem thêm tin bien dong                                                               

Mục đích của việc triển khai đội tàu này có mục đích củng cố quan hệ hợp tác quân sự, đồng thời nâng cao khả năng phối hợp hoạt động với hải quân của các nước khác. Dự kiến các tàu này sẽ xuất hiện tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, vịnh Subic của Indonesia, thành phố cảng Sasebo của Nhật Bản, thành phố Busan ở Hàn Quốc, thành phố Vladivostok của Nga và Port Klang ở Malaysia.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ viết: "Các tàu sẽ ở lại các cảng biến trong thời gian bốn ngày, nhằm nâng cao quan hệ song phương giữa Ấn Độ và nước bạn, đồng thời nâng cao khả năng phối hợp hoạt động trên biển giữa các lực lượng hải quân. Nhiều hoạt động có sự tham gia của thủy thủ đoàn hai nước đã được lên kế hoạch".


Đội tàu của Ấn Độ cũng sẽ thực hiện các cuộc tập trận với Hải quân các nước mà họ đến thăm, và họ coi rằng đây là những quốc gia trong khu vực "có tầm quan trọng chiến lược". Các tàu này cuối cùng sẽ tham gia vào cuộc tập trận Malabar, được Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản phối hợp tổ chức tại đảo Okinawa (phía Nam Nhật Bản) vào cuối tháng 6 tới.

Hạm đội Phương Đông của Ấn Độ là hạm đội hải quân lớn nhất của Ấn Độ, được bố trí tại các căn cứ dọc bờ biển phía Đông Ấn Độ, trong đó bao gồm Kolkata, Paradip và Chennai. Tổng số tàu chiến thuộc hạm đội này là khoảng 60 tàu. Trụ sở Chỉ huy Hạm đội Phương Đông của Ấn Độ được đặt tại thành phố Visakhapatnam ở bang Andhra Pradesh (Ấn Độ).

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Xem thêm khả ngân                                                                        

Mỹ tố Trung Quốc vi phạm thỏa thuận tránh đối đầu trên không



Ngày 19-5, báo New Straits Times đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Datuk Seri Reezal Merican thông báo máy bay trinh sát Mỹ không bay trong không phận Malaysia, do đó Malaysia không cần phản ứng. Ông nhấn mạnh: “Điều quan trọng là bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định trên cơ sở tự do hàng hải và hàng không”.

Trước đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc thông báo trong lúc máy bay trinh sát của hải quân Mỹ bay trong không phận quốc tế để tuần tra thường kỳ ở biển Đông, hai máy bay tiêm kích Trung Quốc đã bay cách máy bay Mỹ khoảng 50 feet (15,24 m). Lầu Năm Góc đánh giá hành động này là nguy hiểm. AP dẫn nguồn tin quân sự Mỹ (giấu tên) cho biết do hai máy bay J-11 của Trung Quốc bay quá sát, máy bay U.S. EP-3E Aries của Mỹ phải hạ độ cao để tránh va chạm. Sự cố xảy ra ngày 17-5 ở phía bắc biển Đông thuộc hướng nam đặc khu Hong Kong.

CNN dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết Mỹ sẽ thảo luận sự cố máy bay Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ qua con đường ngoại giao và quân sự thích hợp. Trả lời CNN, nghị sĩ Chris Murphy thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện nhận định đây là một phần trong xu hướng bành trướng quân sự trên biển của Trung Quốc. Reuters ghi nhận sự cố xảy ra chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật.



Ảnh minh họa.

Năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí lập đường dây nóng quân sự và đã đạt được thỏa thuận về Quy tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES). Do đó, chuyên gia Greg Poling thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington nhận xét: “Đây rõ ràng là kiểu ngăn chặn vô trách nhiệm và nguy hiểm nêu trong phụ lục đối đầu trên không trong CUES cần phải được ngăn chặn”.

Ông ghi nhận đây có thể là dấu hiệu bày tỏ thái độ phản đối của Trung Quốc với hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở biển Đông. Ông nhận định: “Quả thật rất thất vọng khi Trung Quốc hy sinh phụ lục CUES vì lợi ích chính trị”. Trả lời hãng tin Bloomberg, chuyên gia Ashley Townshend thuộc Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương (ĐH Phục Đán ở Thượng Hải), nhận định: “Nếu điều này lại xảy ra tuần tới rồi tuần tới nữa, đây là dấu hiệu cho giai đoạn hung hăng về chiến thuật trong âm mưu buộc Mỹ lùi bước của Trung Quốc”.  Xem thêm tin bien dong                                                                   
Trong khi đó, báo South China Morning Post ngày 19-5 dẫn tuần san quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết Trung Quốc đã lập dự án “Vạn lý trường thành dưới biển” nhằm phát hiện tàu ngầm Mỹ và Nga, đồng thời tăng cường kiểm soát biển Đông.

Năm ngoái, tại một cuộc triển lãm ở Trung Quốc, một gian hàng của Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc đã giới thiệu dự án này. Dự án bao gồm xây dựng một mạng lưới tàu và thiết bị cảm ứng thả chìm dưới nước. IHS Jane’slưu ý nếu doanh nghiệp thực hiện được dự án này, hải quân Trung Quốc chắc chắn sẽ mua.

Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc còn đề nghị một phiên bản cải tiến của Trung Quốc tương tự hệ thống giám sát âm thanh của Mỹ. Thời chiến tranh lạnh, hệ thống này đã giúp Mỹ chiếm ưu thế đáng kể trong công tác đối phó với tàu ngầm Liên Xô.

Quân đội Trung Quốc có hơn 80 tàu ngầm và là hạm đội tàu ngầm lớn thứ nhì thế giới. Trong số này có 16 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, 15 tàu ngầm trang bị công nghệ cho phép hoạt động dưới biển lâu hơn, động cơ hoạt động tĩnh lặng hơn nhằm cải thiện khả năng tàng hình.

Xem thêm khả ngân