1/ Ngày 24/2/2016, Tình báo Mỹ cho biết là Trung Quốc đã triển khai trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam các máy bay tiêm kích “Thẩm Dương” J-11s và “Tây An” JH-7 .
Trước đó, Trung Quốc cũng đã triển khai hai đại đội tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo này.
2/ Mới nhất, ngày 25/12/2016, các phương tiện thông tin đại chúng lại đưa tin là Tình báo Mỹ nghi Trung Quốc điều hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 và CSA-6b ra các đảo nhân tạo do nước này bồi đắp trên Biển Đông…
Các thông tin nói trên đều liên quan đến Lục lượng phòng không Trung Quốc. Để biết thêm về lực lượng này, xin giới thiệu một số thông tin và số liệu được tổng hợp từ “Bình luận quân sự” , “Bình luận chính trị- quân sự“ và "Bình luận quân sự độc lập" (đều của Nga) cuối năm 2015 và trong năm 2016.
Phần một: mấy dòng lịch sử
(Phần từ khi lập quốc 1949 đến năm 1960, chúng tôi đã đề cập tới trong bài “”, DVO, 11/9/2015).
Chúng ta sẽ tính từ mốc năm 1960.
Năm 1960, Liên Xô đã triệu hồi toàn bộ cố vấn quân sự của mình về nước, chấm dứt trên thực tế quan hệ hợp tác quân sự- kỹ thuật giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng không.
Nhưng từ thời điểm này, Trung Quốc cũng đã “tích lũy được kinh nghiệm” và bắt đầu tự chế tạo các tổ hợp tên lửa phòng không đầu tiên. Các tổ hợp này được đặt tên là HQ-1 (Hồng Kỳ-1).
Cùng với việc sản xuất HQ-1, vào năm 1965, Trung Quốc bắt đầu thiết kế tổ hợp tên lửa phòng không HQ-2 có tầm bắn xa hơn và có các tính năng kỹ-chiến thuật tốt hơn (HQ-1) trong điều kiện bị chế áp điện tử mạnh. HQ-2 được đưa vào trang bị tháng 7/1967.
Tuy quan hệ hợp tác quân sự Xô-Trung bị gián đoạn, nhưng các chuyên gia Trung Quốc vẫn có cơ hội “nghiên cứu” với các tên lửa phòng không hiện đại Xô Viết.
Lý do: dù có những bất đồng chính trị sâu sắc nhưng phần lớn hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam vẫn được vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc. Các chuyên gia áp tải Liên Xô đã nhiều lần báo cáo lên trên về việc các máy bay và tên lửa bị đánh cắp trắng trợn khi quá cảnh Trung Quốc.
HQ-2 với các biến thể khác nhau là tổ hợp tên lửa phòng không duy nhất của Trung Quốc bảo vệ vùng trời nước này trong một thời gian khá lâu. HQ-2 tiếp tục được cải tiến đến tận cuối những năm 80. Nói chung, để chế tạo được tổ hợp tương tự như S-75, Trung Quốc chậm so với Liên Xô từ 10 đến 15 năm.
Năm 1986, “biến thể cơ động” HQ-2B được đưa vào trang bị. Tổ hợp này có bệ phóng đặt trên xe bánh xích, tên lửa cải tiến được trang bị đầu nổ vô tuyến. Đầu tác chiến mới được copy từ đầu tác chiến Xô Viết và có xác suất tiêu diệt mục tiêu lớn hơn.
Sự thực sức mạnh phòng không Trung Quốc
Tuy nhiên, HQ-2B không thể coi là tổ hợp cơ động vì không thể dùng xe bánh xích để vận chuyển tên lửa đã nạp nhiên liệu ở một cự ly lớn.
Đồng thời với HQ-2B, Trung Quốc cũng đưa tổ hợp HQ-2J vào trang bị- đây là tổ hợp sử dụng các bệ phóng cố định.
Nguồn: Tin moi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét