Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Phát hiện ca nhiễm Zika đầu tiên ở Lào, Philippines

AFP dẫn thông báo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, Lào là quốc gia mới nhất phát hiện trường hợp bệnh nhân nhiễm Zika, loại virus do muỗi lây lan có khả năng gây ra tật đầu nhỏ của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, Lào không phải quốc gia Đông Nam Á đầu tiên phát hiện bệnh nhân nhiễm loại virus này. Trước đó, nhà chức trách Thái Lan phát hiện một bệnh nhân 22 tuổi nhiễm Zika.
Hiện tại, nhà chức trách Lào chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. AFP đánh giá Lào là một quốc gia nông nghiệp, với cơ sở hạ tầng yếu kém. Tuy nhiên, tình trạng dịch bệnh Zika ở châu Á vẫn ở mức độ rải rác chứ không gia tăng với tốc độ chóng mặt như tại châu Mỹ hồi đầu năm, buộc WHO phải phát đi cảnh báo trên quy mô toàn cầu.
Philippines cũng vừa phát hiện trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên. Nạn nhân là một phụ nữ người Mỹ đang tới quốc đảo này du lịch. Đây là trường hợp nhiễm Zika đầu tiên được phát hiện ở Philippines trong nhiều năm qua.

virut-zika
Muỗi vằn Aedes aegypti, thủ phạm lây truyền virus Zika. Ảnh: AFP
Bộ trưởng Y tế Philiipines Janette Garin cho biết, Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ đã thông báo về tình trạng sức khỏe của nữ công dân nước này, người đã sống tại Philippines trong 4 tuần hồi tháng 1. Trong tuần cuối cùng trước khi trở về Mỹ, nữ công dân này cho thấy nhiều triệu chứng của một bệnh nhân nhiễm Zika.Xem thêm  Anh gai xinh                                                                     
"Chúng tôi nhận được thông tin về tình trạng sức khỏe của nữ công dân Mỹ không lâu sau khi người này rời về nước. Kết quả xét nghiệm cho thấy bà ta dương tính với virus Zika. Hiện nay, chúng tôi đang phối hợp với phía Mỹ để cung cấp hồ sơ y tế của nạn nhân cũng như những nơi người này đã đến tại Philiipines", Garin nói. Trường hợp nhiễm Zika cuối cùng được ghi nhận ở Philippines là một cậu bé 15 tuổi vào năm 2012. Bệnh nhân này hồi phục sau 3 tuần điều trị.Du bao thoitiet ha noi                                                                    
Virus Zila do muỗi Aedes aegypti lây lan. Đây cũng là vật trung gian lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Môi trường phát triển mạnh mẽ của muỗi Aedes aegypti là vùng nhiệt đới, trong đó có các nước Đông Nam Á. Hinh anh hai huoc                                                                           
Các nhà khoa học cho biết, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Zika gây ra tật đầu nhỏ trên trẻ sơ sinh khi người mẹ nhiễm virus trong quá trình mang thai. Tật đầu nhỏ khiến não bộ trẻ sơ sinh bị biến dạng nghiêm trọng, khiến chúng chào đời với phần đầu nhỏ hơn so với bình thường.
Brazil là quốc gia đầu tiên lên tiếng cảnh báo sự liên quan giữa Zika và tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Brazil cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, với khoảng 1,5 triệu trường hợp nhiễm bệnh và 641 trẻ nhỏ sinh ra với dị tật bẩm sinh ở đầu. Ngoài muỗi Aedes aegypti, người ta còn nghi ngờ virus Zika có thể lây qua các con đường khác, trong đó có đường tình dục.

Liên hiệp Công đoàn Thế giới ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông

cong_doan
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Ngày 6/3, tại Hà Nội, Hội nghị Hội đồng Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế giới tiếp tục thảo luận và bế mạc sau hai ngày làm việc. 

Theo báo cáo của Liên hiệp Công đoàn Thế giới, giai cấp công nhân trên toàn thế giới đang ngày càng lớn mạnh về mặt số lượng và chất lượng, làm chủ kỹ năng mới, kiến thức mới, tích lũy kinh nghiệm và có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng liên minh giữa giai cấp công nhân với các giai tầng khác từ giới cần lao đến giới trí thức tiến bộ và lãnh đạo cuộc đấu tranh hướng tới sự thay đổi triệt để. 

Liên hiệp Công đoàn Thế giới đã nỗ lực rất lớn, thu được kết quả đáng chú ý trong việc tăng cường sức mạnh phong trào công đoàn quốc tế mang định hướng giai cấp, hỗ trợ các lực lượng này ở mọi quốc gia, tổ chức các cuộc đấu tranh chung, phối hợp đấu tranh ở cấp ngành, khu vực và quốc tế, tăng cường tình đoàn kết quốc tế vô sản. Xem thêm  Anh gai xinh                                                                      
Trong giai đoạn 5 năm (2011-2016), Liên hiệp Công đoàn Thế giới tiếp tục phát triển, kết nạp thêm các thành viên mới, đưa ra những sáng kiến quan trọng đáp ứng những đòi hỏi của các công đoàn thành viên và người lao động trên phạm vi quốc gia, ngành, khu vực và quốc tế. Liên hiệp Công đoàn Thế giới đã trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng đáp ứng nhiều hơn nữa những đòi hỏi của thời đại mới. 

Trước thềm Đại hội lần thứ 17 Liên hiệp Công đoàn Thế giới, các đại biểu mong muốn những khó khăn, yếu kém còn tồn tại cũng như nhu cầu thực tiễn ngày càng tăng hiện nay được đưa ra kiến nghị, tìm giải pháp sẽ làm tiền đề cho những thành tựu mới, thắng lợi mới, động lực mới, tầm cao mới cho tình đoàn kết quốc tế và các cuộc đấu tranh của người lao động. 

Tại Hội nghị, đại diện công đoàn các quốc gia thành viên đã thông tin về công tác chuẩn bị phục vụ việc tổ chức Đại hội lần thứ 17 Liên hiệp Công đoàn Thế giới và bàn bạc về kế hoạch hoạt động năm 2016 của Liên hiệp Công đoàn Thế giới. Hinh anh hai huoc                                                                                
Sau thời gian thảo luận, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết ủng hộ nhân dân, người lao động, tổ chức của người lao động ở các nước đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình.

Đồng thời, các đại biểu đều nhất trí đưa vấn đề Biển Đông vào Nghị quyết Hội nghị Hội đồng Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế giới với nội dung: Hội nghị Hội đồng Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế giới khẳng định sự ủng hộ và đoàn kết tuyệt đối với Việt Nam và những nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế cũng như Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). 

Phát biểu bế mạc hội nghị, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế giới, nhấn mạnh suốt 70 năm qua, Liên hiệp Công đoàn Thế giới đã lãnh đạo phong trào lao động, công đoàn quốc tế dành được nhiều thắng lợi. Giai đoạn tới, để tăng thêm sức mạnh, Liên hiệp Công đoàn Thế giới cần phát huy tốt hơn vai trò, vị thế của mình, đảm nhận trọng trách với giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới.Du bao thoi tiet ha noi                                                                  

Gia đình nạn nhân MH370 đâm đơn kiện chính phủ Malaysia

Đã có nhiều đơn kiện được trình lên các tòa án ở Mỹ, Australia, Trung Quốc và Malaysia trong vài tuần qua và ngày càng có nhiều gia đình tham gia vụ kiện khi thời hạn cuối cùng để kiện vào ngày 8/3. MH370 đã mất tích khi trên đường tới Bắc Kinh đúng vào ngày 8/3/2014 với 239 hành khách và phi hành đoàn.
Gia đình của hai hành khách người Ukraine đã khởi kiện hãng hàng không Malaysia lên Tòa án Tối cao Malaysia. Trong khi đó gia đình của một hành khách người Nga, một người Trung Quốc và 8 người Malaysia lại khởi kiện chính phủ Malaysia, hãng hàng không, Tổng giám đốc Cơ quan hàng không dân dụng và cả lực lượng không quân Malaysia.
mh370
Luật sư Sangeet Kaur Deo đại diện các gia đình trả lời báo chí.
Luật sư Sangeet Kaur Deo, đại diện cho 10 gia đình nạn nhân, nêu lý do rằng các gia đình này từng tham gia thương lượng đòi tiền bồi thường với Malaysia Airlines trước đây. Tuy nhiên, họ buộc phải đệ đơn kiện vì thời hạn tòa án nhận đơn thụ lý vụ này sắp kết thúc, khi mà vụ MH370 mất tích đã trôi qua gần hai năm mà không có tiến triển.Xem thêm  Anh gai xinh                                                                     
Theo quy định chung của hàng không quốc tế, mỗi hành khách thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay có thể nhận được 175.000 USD tiền bồi thường, nhưng người nhà các nạn nhân này muốn được đền bù nhiều hơn.Du bao thoitiet ha noi                                                                      

Một phần mảnh vỡ cánh máy bay tìm thấy trên đảo Reunion, bờ biển Madagascar năm ngoái cho đến nay là bộ phận duy nhất của chuyến bay MH370 được tìm thấy. Tuy nhiên, mảnh vỡ này vẫn chưa thể giúp các chuyên gia đưa ra được kết luận cuối cùng cho số phận của MH370.
Tuần này, một mảnh vỡ khác nghi của MH370 đã được tìm thấy ở bờ biển phía Đông Nam châu Phi và đã được đưa tới Australia để tiến hành kiểm tra. Hinh anh haihuoc                                                                           
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.

 

Tình hình Biển Đông từ họp quốc hội Trung Quốc

Trung Quốc đưa tàu chiến mạnh nhất ra Biển Đông tập trận Trung Quốc mời thầu lô dầu khí Biển Đông
Đồng thời, sẽ nỗ lực chi tiết để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không.
Đó là khẳng định của ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc nêu ra trong dự thảo kế hoạch 5 năm tiếp theo đọc trước phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội nước này, South China Morning Post ngày 5/3 đưa tin.

Các cam kết của Chính phủ Trung Quốc trước Quốc hội nước này bao gồm: tăng cường thực thi "pháp luật hàng hải", bảo đảm tự do hàng hải và an ninh trên các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp).
Đồng thời Bắc Kinh sẽ "đối phó một cách thích hợp với các hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc trên biển".
tq-san-sang-ve-quan-su-cho-tat-ca-cac-mat-tran_61320489
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đọc Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội nước này
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc dự kiến trong năm nay tăng 7,6% so với năm ngoái, lên mức 954 tỉ nhân dân tệ. Đây là mức tăng ngân sách quốc phòng thấp nhất trong 6 năm qua.
Theo ông Kim Xán Vinh, giáo sư của Trường ĐH Nhân dân tại Bắc Kinh, nhận định sự gia tăng tương đối khiêm tốn nói trên là động thái "xoa dịu các láng giềng ở biển Đông".
Thế nhưng, ông Vương Hàn Linh, một nhà nghiên cứu trẻ từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc nói với South China Morning Post tiết lộ thì Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển đòi hỏi phải xây dựng chiến lược biển toàn diện, bao gồm một bộ luật hàng hải cơ bản.
Những tuyên bố của Trung Quốc đã được thể hiện rõ, khi thực tế chính các hành động phiêu lưu leo thang quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc đã và đang tiến hành mới là nguyên nhân gốc rễ của mọi căng thẳng, rủi ro trên Biển Đông.
Ngày 5/3, trang quân sự Phượng Hoàng cho biết Hạm đội Nam Hải đã tổ chức đợt tập trận bắn đạn thật tiêu diệt mục tiêu ở Biển Đông, những tàu tên lửa Type 052D được cho lực lượng xương sống trong đợt tập trận này.Xem thêm  Anh gai xinh                                                                      
Type 052D được cho là loại tàu khu trục hiện đại nhất mà nước này chế tạo, nó có thể bắn tên lửa hạm đối không HQ-9 và tên lửa hạm đối hạm siêu âm C-Club-N.
Các nhà bình luận quân sự nước ngoài cho rằng bên cạnh việc gia tăng các hoạt động quân sự như việc xây dựng cơ sở, kho tàng đưa các đơn vị tên lửa chiến đấu, đưa các loại máy bay chiến đấu J-11, JH-7 trái phép ra quần đảo Hoàng Sa thì Trung Quốc còn ra tăng cường các hoạt động tập trận bắn đạn thật, tiêu diệt mục tiêu trên biển. Hinh anh haihuoc                                                                            
Những hành động này ngày càng thể hiện tham vọng bá chủ biển Đông của Trung Quốc.
Trước đó, ngày 4/3, bản tin của Hạm đội 7 Mỹ cho biết nhóm tàu sân bay tấn công John C. Stennis đang tuần tra trên Biển Đông. Cùng lúc đó diễn ra cuộc tuần tra khác ở Biển Đông do tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Antietam từ căn cứ ở Nhật Bản tiến xuống.
tq-san-sang-ve-quan-su-cho-tat-ca-cac-mat-tran_61319990
Cụm tàu sân bay USS John C Stennis, Hải quân Mỹ
Chỉ huy tàu sân bay USS John C. Stennis, ông Greg Huffman cho biết nhóm tàu sân bay của ông đang ở trên một khu vực vùng biển quốc tế phía đông Biển Đông trong vòng 4 ngày tuần tra này. Bao quanh nhóm tàu Mỹ là lực lượng hùng hậu các tàu của hải quân Trung Quốc bám sát mấy ngày nay.
"Số tàu Trung Quốc xung quanh chúng tôi nhiều tới mức tôi chưa từng thấy so với bình thường trước đây", chỉ huy Greg Huffman nói.
Sự hiện diện của nhóm tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông trong tình hình Trung Quốc gần đây liên tục gia tăng quân sự hoá Biển Đông là tín hiệu mà Mỹ gửi đến Trung Quốc.
"Hải quân và Bộ Quốc phòng Mỹ rõ ràng đang thể hiện cam kết đầy đủ của Mỹ về sự hiện diện và tự do hàng hải trong khu vực", ông Jerry Hendrix, một chỉ huy hải quân đã nghỉ hưu và nay là nhà phân tích của Trung tâm An ninh mới của Mỹ ở thủ đô Washington nói với Navy Times.
Trung Quốc vin cớ hành động trên, thông qua phát ngôn viên ngoại giao chỉ trích Mỹ là nước "quân sự hóa" Biển Đông, chứ không phải Trung Quốc. Du bao thoitiet ha noi                                                                      
Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 4/3 cho rằng, đây là đợt tập kết lực lượng quân sự có quy mô nhất của Mỹ ở khu vực Biển Đông trong thời gian gần đây, rõ ràng đang cổ vũ cho các đồng minh và đối tác của Mỹ, gây sức ép cho Trung Quốc.
Đây cũng là phản ứng mới nhất của Mỹ đối với tình hình căng thẳng ở khu vực Biển Đông hiện nay. Mỹ đã lên án mạnh mẽ các hoạt động quân sự hóa do Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông, cả ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ấn Độ: Máy bay tới Nga hạ cánh khẩn cấp do bị đe dọa có bom

airindiaairbus
Máy bay của hãng Air India. (Nguồn: Air India)


Một quan chức cảnh sát cấp cao yêu cầu giấu tên cho biết một người tự nhận là Videsh Singh đã gọi điện cho cảnh sát ở Calangute thông báo rằng anh ta được người có tên là "Rajan" tiết lộ có một quả bom trên chuyến bay số hiệu AI-156 trên và chuyến bay này dự kiến sẽ hạ cánh xuống Goa lúc 14 giờ.

Sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Dabolim ở Goa, nhân viên an ninh và đội rà phá bom mìn của cảnh sát Goa đã tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng máy bay song không phát hiện thấy vật gì nguy hiểm.Xem thêm  Anh gai xinh                                                  

Máy bay trên chở 89 hành khách, trong đó có bốn người nước ngoài. Quan chức cảnh sát trên cho hay cảnh sát cho đến nay vẫn chưa truy tìm được người đã gọi điện thoại.

Trong một diễn biến liên quan, mạng Zee News đưa tin ngày 6/3, an ninh tại sân bay quốc tế Netaji Subash Chandra Bose ở thành phố Kolkata, bang Tây Bengal của Ấn Độ đã được tăng cường, sau khi cảnh sát phát hiện một bức thư điện tử đe dọa sẽ cho nổ tung sân bay này trong vòng 24 giờ.

Tin cho biết bức thư điện tử trên có địa chỉ gửi đi từ Đức. Hinh anh haihuoc                                                                           

An ninh đã được tăng cường quanh sân bay trong khi lực lượng điều tra tội phạm mạng đang kiểm tra độ xác thực của bức thư. Du bao thoi tiet ha noi                                                                      

Trong khi đó, hãng PTI đưa tin thủ đô New Delhi cũng được đặt trong tình trạng báo động cao, sau khi cảnh sát nhận được tin báo có 10 kẻ khủng bố bị tình nghi thuộc mạng lưới Lashkar-e-Taiba và Jaish-e-Mohammed được cho là từ Pakistan đã đến Ấn Độ qua bang Gujarat.

Những kẻ này có thể đã xâm nhập vào thủ đô để tiến hành một vụ tấn công.

Thủ đoạn mới của TQ mở rộng kiểm soát ngư trường ở Biển Đông

 
chinafishing1438426412
Tàu cá của Trung Quốc rầm rộ tiến vào Biển Đông. Ảnh: Tân Hoa xã
 
- Hồi cuối tháng 2, đầu tháng 3, Trung Quốc điều các tàu hải giám tới bãi Hải Sâm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo ông, âm mưu thực chất của hành động này là gì?

- Trong những tháng gần đây, tàu thuyền đánh cá Trung Quốc với sự hỗ trợ của các tàu hải giám đã thâm nhập sâu vào các vùng đánh cá truyền thống của các nước ven Biển Đông. Ngày 2/3, ít nhất 4-5 tàu tuần dương và cảnh sát biển Trung Quốc tới bãi san hô Hải Sâm do Philippines kiểm soát.

Hành động này nằm trong chủ trương của Trung Quốc, tạo ra các khu vực đánh cá mới thông qua hành động lấn biển và mở rộng quyền kiểm soát trên thực tế tại Biển Đông. Chính phủ Trung Quốc chủ trương mở rộng việc đánh cá, xử lý cá tại các ngư trường ở Trường Sa.
Bên cạnh đó, tàu Trung Quốc cũng được phát hiện đang di chuyển xung quanh bãi Cỏ Mây do Philippines kiểm soát. Đầu tháng 2 vừa qua, tàu hải quân Trung Quốc quấy rối tàu BRP Laguna của Philippines gần bãi Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa.
truong
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, cựu đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển, Mexico, Panama, Peru và Phần Lan. Hiện ông là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế. Ảnh: Hồng Duy

- Ông có thể nói rõ hơn mức độ nguy hiểm từ chủ trương này của Trung Quốc?

- Theo một số ngư dân Philippines, kể từ khi Trung Quốc hoàn thành việc san lấp tôn tạo 7 điểm đảo nhân tạo ở Trường Sa, họ chỉ có thể đánh cá gần bờ và thu hoạch các loại cá nhỏ. Các tàu cá Trung Quốc cũng nhiều lần xâm phạm sâu vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam thuộc Đà Nẵng, Quảng Ngãi…

Các hành động của Trung Quốc tại Trường Sa và Hoàng Sa phụ thuộc rất ít vào động thái của các nước khác, kể cả Mỹ, ở Biển Đông. Chúng xuất phát từ những phác thảo chiến lược dài hạn, mỗi bước tiến được triển khai khi thời cơ chín muồi.

Bên cạnh chủ trương mở rộng vùng đánh cá và khai thác hải sản sâu trong các vùng đặc quyền kinh tế của các nước tại Biển Đông, Trung Quốc đang thiết lập hệ thống căn cứ trực thăng và điểm tiếp nhiên liệu rải khắp khu vực này, khiến cho các loại trực thăng như loại Z-18F có thể tiếp cận được bất cứ vị trí nào trên biển trong vòng hai giờ.

Nhiều ngư dân Philippines cho biết, từ khi Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa, họ chỉ có thể đánh cá trong vòng 20 km gần bờ, nơi chỉ có cá nhỏ. Tàu cá Trung Quốc đã áp sát đảo Lý Sơn của Việt Nam.

Trong tương lai, khi các bãi đỗ trực thăng được Trung Quốc xây dựng rải rác trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đi vào hoạt động, máy bay trực thăng của Trung Quốc chỉ trong 2 tiếng đồng hồ có thể tiếp cận bất cứ địa điểm nào ở các vùng biển này để hỗ trợ cho các tàu thuyền của Trung Quốc đánh bắt cá và khai thác hải sản phi pháp, phục vụ cho cơn khát hải sản của người Trung Quốc.

Việt Nam hay Philippines cần đặc biệt cảnh giác trước thủ đoạn mới này của Trung Quốc. 

- Lý do nào khiến Trung Quốc rút tàu khỏi bãi Hải Sâm sau một thời gian hiện diện ở khu vực này. Nó có liên quan tới việc Mỹ đưa đội tàu sân bay tới Biển Đông hay không?

- Ngày 1/3, Mỹ đưa tàu sân bay USS John C. Stennis, các tàu khu trục, tuần dương hạm và soái hạm của Hạm đội 7 tới làm nhiệm vụ ở Biển Đông. Ngày 3/3, Trung Quốc rút các tàu ở bãi Hải Sâm. Theo tôi, không hẳn là Mỹ điều hàng không mẫu hạm vào Biển Đông để cứu Philippines trong vụ bãi Hải Sâm. Xem thêm  Anh gai xinh                                                                 

Sự việc diễn ra vào lúc Trung Quốc đã chiếm giữ bãi Hải Sâm hơn một tháng. Khi đó, Philippines cũng đang băn khoăn không biết liệu Trung Quốc đang thực hiện ý đồ chiếm giữ lâu dài hay tạm thời. 

Việc Washington đưa đội tàu sân bay tới vùng biển này cho thấy Mỹ muốn biểu dương thực lực, thể hiện quyết tâm vì an toàn hàng hải, bảo vệ đồng minh là Philippines bằng hành động. Rõ ràng, Mỹ đang dứt khoát ngăn chặn Trung Quốc kiểm soát Biển Đông trên thực tế.

tausanbay
Hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy
- Từ những diễn biến tại Biển Đông thời gian qua, có thể thấy Mỹ và Trung Quốc đang "ăn miếng, trả miếng" nhau. Ông bình luận như thế nào về nhận xét này?

- Có những hành động chiến thuật trả đũa trong thời gian qua ở Biển Đông. Trung Quốc kéo tên lửa, đáp máy bay tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Mỹ đưa hàng không mẫu hạm rất mạnh tới khu vực.Hinh anh haihuoc                                                                                

Mỹ đang đưa ra những phản ứng mang tầm chiến lược, thể hiện rằng họ đang khởi động giai đoạn hai của chiến lược xoay trục sang châu Á. Giai đoạn một bắt đầu từ năm 2010 - khi Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố đưa Biển Đông vào “lợi ích cốt lõi” và hoàn chỉnh triển khai chính sách xoay trục từ cuối năm 2011-2012. Du bao thoitiet ha noi                                                             

Năm 2016 sẽ chứng kiến những nỗ lực của Mỹ chống lại việc Trung Quốc kiểm soát Biển Đông trên thực tế. Phản ứng của Mỹ trước các hành động của Trung Quốc vừa trên phương diện chiến thuật (tuần tra Biển Đông, hỗ trợ vụ kiện của Philippines, tập hợp lực lượng như Mỹ-ASEAN tại Sunnylands…) vừa trên phương diện chiến lược – triển khai, mở rộng “xoay trục”.

- Tuần trước, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry B. Harris, nói họ có kế hoạch tập trận 3 bên cùng Nhật Bản và Ấn Độ, đồng thời đề xuất liên minh hàng hải 4 nước (Mỹ, Nhật, Australia, Ấn Độ). Liệu có phải Mỹ đang hình thành liên minh đáp trả Trung Quốc ở Biển Đông hay không?

- Mỹ luôn muốn làm điều đó. Họ không muốn một mình đứng ra cản Trung Quốc. Do vậy, Mỹ kéo Nhật Bản, Australia tham gia tuần tra Biển Đông.

Về chiến thuật, Hải quân Mỹ, có sự tham gia ở thời điểm nào đó của Nhật Bản và Australia, sẽ thực hiện các hoạt động tuần tra tại các khu vực Biển Đông, cả trên không và trên biển. Các hoạt động này nhằm bảo vệ nguyên tắc tự do hàng hải, quyền qua lại tự do trên biển và trên không, kể cả tàu chiến và máy bay quân sự, mà không bị ngăn chặn hoặc quấy nhiễu, đồng thời, cũng thách thức những tuyên bố chủ quyền của các thực thể nhân tạo.

Đề xuất lập liên minh hàng hải là một ý tưởng độc đáo. Có thể nó không diễn ra ngay, nhưng nếu một khi Trung Quốc leo thang ở Biển Đông, ép buộc các nước khác tuân theo luật lệ đơn phương của mình, ví dụ như các tàu, máy bay di chuyển qua Biển Đông phải xin phép Trung Quốc, liên minh hàng hải sẽ hoạt động. Điều này có lợi cho các nước nhỏ ở Biển Đông.

Nếu có liên minh như vậy hoặc cuộc tập trận đa bên, nó hoàn toàn phù hợp với quốc tế hóa Biển Đông. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ tiếp tục gia cố các quan hệ đồng minh và đối tác ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Một lao động người Việt bị bắn ở Đài Bắc

Cảnh sát khu vực Đại An (Đài Bắc) cho biết bốn cảnh sát đang tuần tra giao thông đường bộ trên đường Tân Hợi.
Khi xe taxi đến gần chốt kiểm soát, cảnh sát nhận thấy dấu hiệu bất thường vì người đàn ông Việt Nam trên xe có vẻ nôn nóng.
Một cảnh sát kiểm tra biển số và căn cước của tài xế xong thì yêu cầu người đàn ông Việt Nam cho kiểm tra giấy tờ.Xem thêm  Anh gai xinh                                                                      

Người này không trả lời cảnh sát rồi đột ngột xô cảnh sát về hướng con đường và bỏ chạy xuống đường hầm. Ba cảnh sát rượt theo khoảng 250 m và hô dừng lại nhưng không thành công.
Một cảnh sát bắn cảnh cáo năm phát súng xuống đất nhưng một phát đạn đã trúng hông bên phải người đàn ông Việt Nam.Hinh anh haihuoc                                                                                
Nạn nhân ngã xuống, bị bắt và được đưa vào bệnh viện. Sức khỏe nạn nhân không bị nguy hiểm.
Sau khi được thẩm vấn, người này đã được chuyển cho cơ quan công tố truy tố về hành vi cản trở người thi hành công vụ.Du bao thoitiet ha noi                                                                        
Theo cảnh sát, nạn nhân người Việt Nam này đến Đài Loan lao động từ năm 2011 và được khai báo mất tích cách đây hai năm. Nạn nhân chạy trốn vì sợ bị phát hiện cư trú trái phép.